I. Phát động cuộc thi

1.Giới thiệu cuộc thi:

Cuộc thi “Lập trình điều khiển Robot tự động” là cuộc thi lập trình cho Robot thực hiện các nhiệm vụ đã được đặt ra của Ban tổ chức. Trong đó, Robot là một xe mô hình do Ban tổ chức cung cấp các đội thi tự chủ phần lập trình điều khiển của mình tuân theo quy định cũng như bài toán mà Ban tổ chức đặt ra.

Cuộc thi được tổ chức nhằm mục đích để sinh viên tiếp cận với bài toán về điện tử trong thực tế nhằm hệ thống lại kiến thức và nâng cao kỹ năng: Thực hành, phân tích, thiết kế và lập trình điều khiển… từ kiến thức các môn học được học trên trường. Rèn luyện các kỹ năng cần thiết đối với các sinh viên khi tham gia học cũng như đối với công việc khi ra trường.

Cuộc thi tạo sân chơi học thuật bổ ích, phát huy tính sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm cho các sinh viên.

Cuộc thi dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 5/2021 chào mừng ngày kỉ niệm 131 năm ngày sinh nhật chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021)

2. Thời gian dự kiến:

  • Phát động cuộc thi: Từ ngày 20/4/2021
  • Thời gian đăng ký: Từ ngày 20/4/2021 đến ngày 29/4/2021
  • Vòng loại: ngày 17/5/2021
  • Vòng thi chung kết cuộc thi: ngày 28/5/2021


3. Tiến trình dự thi:

  • Ban tổ chức tiếp nhận đơn đăng ký theo các nhóm dự thi (Link đăng ký đính kèm phía dưới)
  • Mỗi nhóm dự thi gồm: 03 – 05 thành viên.
  • Sau khi đăng ký, các nhóm sẽ tiếp nhận và triển khai lắp ráp robot từ những thiết bị cơ bản do ban tổ chức cung cấp. Trong quá trình triển khai công việc, các nhóm thường xuyên báo cáo tiến độ với Ban tổ chức và nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia.
  • Ban tổ chức tổ chức vòng loại để tìm ra các đội xuất sắc nhất để đưa vào tham gia vòng thi chung kết.
  • Vòng thi chung kết được tổ chức dự kiến vào ngày 28/05/2021.


4. Hình thức tổ chức cuộc thi (Có hướng dẫn và mô tả chi tiết kèm theo)

  • Vòng loại: Tổ chức thi theo phương án:Lập trình Robot di chuyển tự động theo đường vạch kẻ trên bản đồ do BTC cung cấp.
  • Vòng chung kết: Tổ chức thi theo phương án:Lập trình Robot di chuyển tự động theo đường vạch kẻ trên bản đồ và thực hiện thêm một số chức năng khác sẽ được nêu rõ trong phần thông tin mô tả Robot và cuộc thi


5. Đối tượng tham gia:

  • Sinh viên hoặc học sinh THPT của Học viện hoặc các trường lân cận, trong đó nhóm trưởng phải là sinh viên Học viện.
  • Mỗi nhóm có tối thiểu 03 thành viên và tối đa 05 thành viên.


6. Các thông tin kèm theo:


          Link đăng kí cuộc thi: http://bit.ly/TKDKRBTD2021

7. Đơn vị tổ chức và đơn vị tài trợ:

Đơn vị tổ chức: Khoa Kỹ thuật Điện tử I – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


8. Thông tin liên hệ:

Lương Công Duẩn (098.3410.746 – duanlc@ptit.edu.vn) – GV. Khoa Kỹ thuật Điện tử – HVCNBCVT
Nguyễn Minh Tâm (0365906275 – tamnm.ptit@gmail.com)


II. Thông tin mô tả và tham khảo về cuộc thi

1.Mô tả về yêu cầu:

Lập trình điều khiển Robot di chuyển tự động theo đường vạch kẻ, vượt chướng ngại vật trên bản đồ


2. Thông tin mô tả về Robot:

Phần cứng của Robot sẽ được BTC cung cấp các nhóm nhận thiết bị từ BTC tiến hành lắp ráp thiết kế thuật toán sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của bài toán dò đường và vượt chướng ngại vật (Được mô tả trong phần mô tả bản đồ)


3. Thông số kỹ thuật:

  • Vi điều khiển: Arduino Uno R3
  • Động cơ: 2 động cơ DC
  • Cảm biến: Module dò đường – 5 cặp cảm biến hồng ngoại
  • Pin: 3 pin cell 18650 1500mah

 anh_xe
Hình ảnh Robot thực tế


  4. Thông tin mô tả về bản đồ

3
Bản đồ cuộc thi Robot Line Follower 2017


Mô tả bản đồ:

  • Nền bản đồ màu trắng, vạch kẻ màu đen
  • Kích thước vạch kẻ: 22mm
  • Khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 vạch kẻ: 25cm
  • Điểm xuất phát và đích là một vùng ô vuông màu đen kích thước 25x25cm
  • Bản đồ sẽ bao gồm các đường nét liền, nét đứt, đường vạch thẳng, khúc cua tròn, rẽ vuông góc, gấp khúc, ngõ cụt
  • Ngoài ra trên bản đồ sẽ có các chướng ngại vật, đoạn lên dốc và xuống dốc


6. Thể lệ thi đấu

  • Robot đặt trong ô vuông xuất phát màu đen, khi có lệnh xuất phát từ trọng tài sinh viên cho robot chạy đến ô kết thúc. 


          Thử lại: Trong quá trình chạy, nếu robot gặp trục trặc kỹ thuật (lệch khỏi đường, dừng đột ngột, đi theo chiều ngược lại,…) sinh viên phụ trách điều khiển hỗ trợ robot ở ngoài được phép can thiệp để robot được trở lại đường đua: bắt đầu lại từ vạch xuất phát của từng đoạn đường đã được định sẵn.

  • Cách tính thứ hạng: Đội thi về đích trước sẽ được xem trao giải. Nếu 2 đội về vị trí đích cùng thời gian thì xét đến số lần chạy lại ít hơn…Quyết định của BGK là quyết định cuối cùng.


 7. Linh tham khảo về Robot