I. Phát động cuộc thi
1.Giới thiệu cuộc thi:
Cuộc thi “Lập trình điều khiển Robot tự động” là cuộc thi thực hiện lập trình điều khiển Robot thực hiện theo nhiệm vụ đặt ra của Ban tổ chức cuộc thi đặt ra từ trước. Trong đó, Robot là một xe mô hình do các nhóm tự thiết kế và tuân theo quy định cũng như bài toán mà BTC đặt ra.
Cuộc thi được tổ chức nhằm mục đích để sinh viên tiếp cận với bài toán về điện tử trong thực tế nhằm hệ thống lại kiến thức và nâng cao kỹ năng: Thực hành, phân tích, thiết kế và lập trình điều khiển… từ kiến thức các môn học được học trên trường. Đây là các kỹ năng rất cần thiết đối với các sinh viên khi tham gia học cũng như đối với công việc khi ra trường.
Cuộc thi dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 3/2019 để chào mừng ngày Đoàn thanh niên Việt Nam 26/03.
2. Thời gian dự kiến:
- Phát động cuộc thi: Từ tháng 1 năm 2019
- Thời gian đăng ký: Từ tháng 1 năm 2019
- Vòng sơ loại: 01/02/2019 – 01/03-2019
- Vòng thi chung kết cuộc thi: 26/03/2019 (Dự kiến)
3. Tiến trình dự thi:
- Cuộc thi tiếp nhận đơn đăng ký theo các nhóm dự thi (Link đăng ký đính kèm phía dưới)
- Mỗi nhóm dự thi gồm: 03 – 05 thành viên.
- Sau khi các nhóm đăng ký, BTC tiến hành sơ loại dựa theo kiến thức của các nhóm.
- Sau khi tiến hành sơ loại, các nhóm sẽ tiến hành triển khai và thiết kế robot. Trong quá trình các nhóm triển khai sẽ có các giai đoạn kiểm tra và theo dõi tiến độ của BTC.
- Ban tổ chức tổ chức vòng loại để tìm ra các đội xuất sắc nhất để đưa vào tham gia vòng thi chung kết.
- Vòng thi chung kết được tổ chức dự kiến vào ngày 26/03/2019.
4. Hình thức tổ chức cuộc thi (Có hướng dẫn và mô tả chi tiết kèm theo)
- Vòng sơ loại: Tổ chức thi phỏng vấn theo kiến thức của các nhóm và ý tưởng khi tham gia cuộc thi
- Vòng loại và vòng chung kết: Tổ chức thi theo phương án:Lập trình Robot di chuyển tự động theo đường vạch kẻ trên bản đồ và thực hiện thêm một số chức năng khác sẽ được nêu rõ trong phần thông tin mô tả Robot và cuộc thi
5. Đối tượng tham gia:
- Nhóm sinh viên của Học viện.
- Mỗi nhóm có tối thiểu 03 thành viên và tối đa 05 thành viên là sinh viên của Học viện
6. Các thông tin kèm theo:
- Thông tin cập nhật tại: https://www.facebook.com/kythuatdientu1.ptit/
- Link đăng kí cuộc thi: https://bom.to/4jFoh
7. Đơn vị tổ chức và đơn vị tài trợ:
Đơn vị tổ chức: Khoa Kỹ thuật Điện tử I – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
8. Thông tin liên hệ:
Lương Công Duẩn (098.3410.746 – congduan186@gmail.com) – GV. Khoa Kỹ thuật Điện tử – HVCNBCVT
II. Thông tin mô tả và tham khảo về cuộc thi
1.Mô tả về yêu cầu:
Lập trình điều khiển Robot di chuyển tự động theo đường vạch kẻ, vượt chướng ngại vật trên bản đồ
2. Thông tin mô tả về Robot:
Robot sẽ được các nhóm nghiên cứu và thiết kế sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của bài toán dò đường và vượt chướng ngại vật (Được mô tả trong phần mô tả bản đồ)
3. Yêu cầu về thiết kế:
- Vi điều khiển: Không giới hạn, có thể sử dụng bất kì loại vi điều khiển nào để lập trình: Arduino, STM32, PIC, ….
- Động cơ: Không giới hạn, có thể sử dụng bất kì loại động cơ nào: Động cơ DC, động cơ bước, động cơ servo, Encoder, ….
- Cảm biến: Có thể sử dụng bất kì loại cảm biến hồng ngoại nào, không giới hạn về số lượng cảm biến
- Pin: Tính toán sao cho thời lượng Pin đủ để Robot có thể di chuyển liên tục trong 15 – 20 phút
Một số hình ảnh về Robot
4. Thông tin mô tả về bản đồ
Bản đồ cuộc thi Robot Line Follower 2017
Mô tả bản đồ:
- Nền bản đồ màu trắng, vạch kẻ màu đen
- Kích thước vạch kẻ: 18mm
- Khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 vạch kẻ: 20cm
- Điểm xuất phát và đích là một vùng ô vuông màu đen kích thước 25x25cm
- Bản đồ sẽ bao gồm các đường nét liền, nét đứt, đường vạch thẳng, khúc cua tròn, rẽ vuông góc, gấp khúc, ngõ cụt
- Ngoài ra trên bản đồ sẽ có các chướng ngại vật, đoạn lên dốc và xuống dốc
6. Link tham khảo về Robot
https://www.youtube.com/watch?v=AriuYTqxAMg
https://www.youtube.com/watch?v=5XDXyJTNFu4
Có thể tìm kiếm từ khóa: “line robot”, “robot do duong”, …